Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Hãy kính trọng nghệ thuật Typography của bạn - phần 2

Thách thức các luật lệ
Cách tiếp cận được các nghệ sĩ typography hiện đại tán thành là cách tiếp cận rõ ràng và dễ đọc. Những phương pháp khoa học (thoạt tiên chúng ta hãy gọi nó là “Thử ngiệm A/B”) đã được sử dụng trong cuộc săn lùng để tìm ra kiểu chữ hoàn hảo – không xét trên khía cạnh thẩm mỹ mà xét trên hiệu quả truyền thông thông tin - và những hệ thống cứng nhắc đã được phát triển để có thể đạt được những điều kiện lý tưởng cho việc đọc. Theo ý nghĩa chặt chẽ nhất, vẻ đẹp typography không phải đạt được nhờ các chữ cái hoặc bản thân các hình trang trí mà vẻ đẹp ấy phải xuất hiện như là một kết quả tự nhiên từ một loại chữ “vô hình” tôn vinh ngôn từ và nội dung một cách đầy trong sáng.

Tuy nhiên, các phong trào của bất cứ thể loại nào cũng luôn truyền cảm hứng cho phong trào chống đối lại và các đặc tính hiện đại đã bị thách thức một cách triệt để cho đến cuối thế kỷ trước, đáng chú ý nhất là David Carson (sinh năm 1954), Peter Saville (sinh năm 1955) và Neville Brody (sinh năm 1957). Trong lúc tìm cách truyền thông thông điệp của mình các nhà thiết kế thời kỳ trước đã cố gắng làm điều đó rõ ràng và gọn ghẽ ở mức cao nhất có thể, những đối thủ trẻ tuổi này muốn đẩy mức độ dễ đọc và tính bình thường đến giới hạn của chúng, đến mức cảm xúc và ý tưởng không được truyền tải thông qua những gì mà ngôn từ thể hiện, nhưng bằng cách nào mà người ta có thể xem ngôn từ như những đối tượng tách biệt hoàn toàn khỏi ý nghĩa của chúng.

Ba nhà thiết kế này đã định hình diện mạo của nghệ thuật typography đương đại bằng tác phẩm mang tính đột phá của mình trải dài trên khắp các tạp chí, báo, nhan đề phim (Carson và Brody) và bìa đĩa nhạc (Saville). Chúng đã hỗ trợ cho thể nghiệm typesetting mang tính tiên phong trong những năm 80 và 90, ném cuốn qui luật của chủ nghĩa hiện đại ra ngoài cửa sổ nhưng vẫn giữ lại quyền lực truyền thông cho các chữ cái và từ ngữ.
Ngày nay rất dễ để ta cho rằng việc sử dụng các loại chữ của họ thực sự chứa đựng không ít sự phát triển mạnh mẽ và các tính năng bổ sung. Nhưng nếu được quan sát trong bối cảnh của thời kỳ hậu hiện đại thì rõ ràng rằng đây không phải chỉ đơn giản là một nỗ lực “làm đẹp” tác phẩm của họ. Ngược lại, sự thiếu tôn trọng dành cho tính rõ ràng và đi theo trào lưu “bụi bụi” chính là những tuyên ngôn thiết kế đối nghịch lại sự lạnh lẽo phi cá tính của các nhà thiết kế hiện đại ... họ đã tăng cường cảm xúc cho ngôn từ mà họ sử dụng để truyền thông thông tin là thứ phản ánh trào lưu văn hóa của thời đại.
Jan Tschichold có thể đã chôn vùi chính bản thân mình do bởi những cách biểu hiện đầy xấc xược như thế này, nhưng sức mạnh của nghệ thuật typography dường như mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tác phẩm của họ cho ta thấy rằng có vô số cách mà nghệ thuật typography có thể được sử dụng nhằm truyền đạt một thông điệp nào đó.


Theo chiều kim đồng hồ từ phía trên bên trái: Thiết kế bìa cho Hard-Fi của tác giả Saville: Ngày xưa ở vùng viễn Tây (Once Upon a Time in the West),Tthiết kế tờ spread High Priority của Carson cho tạp chí NY, quảng cáo Nike của Neville Brody.

Các nguyên lý có ý thích phát sinh từ những ví dụ như thế này là một sự đánh giá khá cao, bởi các nhà thiết kế, để cho ta thấy typography có thể có giá trị cảm xúc tới mức nào. Từng cái trong các ví dụ nêu trên đều gợi lên một cái gì đó, hoặc là sự chân thành hoặc hơi bơm thêm chút ít hưng phấn. Có thể kết luận rằng thường thì vai trò của typography minh họa là: đánh động con tim và không chỉ la hét một cách ầm ĩ trong tâm trí. 

Từ loại font chữ có thể dịch chuyển đến loại font chữ lay chuyển lòng người

Bất chấp số từ, trải nghiệm về typography có thể đầy cảm xúc như bất kỳ kiệt tác hình ảnh nào. Khái niệm này được minh chứng một cách hoàn hảo bằng chiến dịch “Coming Together” dành cho FontAid được Hội đoàn những người hâm mộ Typography The Society of Typographic Aficionados (SOTA) thể hiện trong nỗ lực nhằm cứu trợ nạn nhân sau thảm họa 2010 ở Haiti. Dự án này - một phông chữ bao gồm hàng trăm ký hiệu “&” (ampersand) được thiết kế bởi những nghệ sĩ typography đương đại - cho thấy rằng thay vì câu nói phổ biến “một bức ảnh bằng cả ngàn lời nói” thì đôi khi tất cả những gì bạn cần chỉ là một số ít các ký tự ... hay thực ra chỉ là một ký tự duy nhất.
Font chữ “Coming Together” cho chúng ta thấy sức mạnh của một ký tự đơn lẻ. 

Mặt khác, những ví dụ ít tình cảm về kiểu chữ dịch chuyển (cả về nghĩa đen cũng như tính ẩn dụ) được thể hiện một cách lão luyện trên blog của Trent Walton, một nhà ảo thuật thực sự nếu xét về khía cạnh sử dụng công nghệ hiện đại để tăng thêm chiều sâu cho nghệ thuật typography của mình. Khi đánh vần tiêu đề Workspace, một sự xử lý theo phong cách typography minh họa đặc biệt gợi lên hình ảnh của không gian rất riêng của bạn - hoặc có lẽ là không gian rất riêng của cha bạn, được hoàn tất với các lỗ hổng trên tường dùng để treo những công cụ không thể thiếu (“Tôi thực sự cần cái thiết bị rà đinh nam châm đó).
Ở một ví dụ khác, Unitasking, Chữ “I” trong tiêu đề nhân đôi lên trông như một chữ “l” được chiếu sáng khi nó bị cái khác tương tác, điều này nhấn mạnh thông điệp của bài viết. Cho dù chẳng ví dụ nào có thể được mô tả như là một thứ nghệ thuật typography “thuần khiết” nhưng bạn hãy lưu ý đến cái cách người ta sử dụng rộng rãi công nghệ với những thủ thuật typography có thể được dùng để minh họa cho thông điệp, truyền đạt nó với cảm xúc đã được tăng thêm vào chứ không phải chỉ nhằm mục đích trang trí.

Typography dịch chuyển, tương tác với tông màu nhạt hoài cổ
 Sử dụng đầy kỳ công các xảo thuật CSS để tăng sức mạnh thông điệp.

Stefan Sagmeister là một nhà thiết kế khác (trên thực tế, một truyền thuyết khác) bị cuốn hút bởi các khái niệm về nghệ thuật typography biểu cảm và làm thế nào mà thiết kế lại có thể lay động con người, đồng loại của chúng ta, và ông không hề ngại sử dụng các phương tiện truyền thông độc đáo. Đối với một poster dành cho bài diễn thuyết của AIGA năm 1999, ông chạm khắc (theo nghĩa đen ) tất cả bản sao vào cơ thể của chính mình bằng cách sử dụng một lưỡi dao cạo (à, bạn cùng xưởng của ông đã làm công việc khắc này) trước khi tự chụp ảnh chính mình, kết quả thật quá mạnh mẽ đến nỗi ta khó lòng nhìn qua chỗ khác.

Nhưng tất cả không phải là máu me be bét, dĩ nhiên rồi. Là một phần của loạt thể hiện “Những điều tôi đã học được” (Things I have learned) -  ông đã tạo ra một bảng billboard dành cho Experimenta Lisbon chỉ sử dụng chữ mà thôi, viết ra thông điệp của ông bằng những chữ in hoa: “Phàn nàn là ngớ ngẩn. Hoặc hãy hành động hoặc hãy bỏ qua”. Đơn giản thế là đủ, phải không nào? Không hẳn như vậy. Không sử dụng mực in mà làm gì, Sagmeister và nhóm của ông đã tạo ra một khuôn giấy nến khổng lồ và phơi sáng những bản giấy in báo cực lớn dưới ánh mặt trời thiêu đốt trong khoảng thời gian hàng tuần lễ.

Các chữ cái (được khuôn nến che phủ) vẫn giữ nguyên màu trắng trong khi giấy in báo ố vàng, và theo thời gian, bảng billboard từ từ hiện lên và người đọc dễ dàng đọc được câu chữ trên đó. Hiệu quả tiếp theo là, như lúc này bạn có thể suy luận được, các ký tự sẽ dần dần phai nhạt đi bởi vì bản giấy in báo trước đó không bị phơi nhiễm sẽ vàng đi đúng tới độ màu sắc giống hệt như nền. Vì vậy, thông điệp  “hành động hay bỏ qua” đã được tăng mạnh cường độ cảm xúc với mỗi ngày trôi qua.



 Đôi khi typography có thể đạt hiệu quả mà không cần thiết phải cố làm cho đẹp. 
Sử dụng những tia cực tím mặt trời để từ từ làm phai nhạt thông điệp. 

Tại thời điểm này chúng ta đã đi qua một chặng đường thật dài bắt đầu từ thứ nghệ thuật typography thật rõ ràng, đơn giản của Tschichold. Tôi chắc chắn rằng nhiều người trong số các bạn đang đặt câu hỏi xem xem liệu các ví dụ sau, về mặt so sánh, có dựa quá nhiều vào các thủ thuật hình ảnh để đạt được những thông điệp của mình. Thật vậy, tôi mở đầu bài viết này bằng cách thách thức sự lạm dụng các họa tiết trang trí và lạm dụng sự trang trí để tô điểm cho kiểu chữ của chúng ta, và phải chăng tác phẩm của Walton và của Sagmeister là minh chứng cho điều đó? Không hoàn toàn như vậy.

Mặc dù sử dụng quá nhiều các yếu tố phi typography, thế nhưng chúng ta không thể tìm thấy những  nét bay bướm hoa mỹ không cần thiết hoặc bất kỳ dấu hiệu nào về sự trang trí không ăn nhặp (tuy nhiên, để tỏ ra mô phạm, việc sử dụng kết cấu bề mặt của Walton có thể là không cần thiết). Thật sự, cả hai nhà thiết kế đang tăng thêm giá trị bằng cách chọn những kỹ thuật và những cách biểu hiện phù hợp với nội dung một cách có chủ đích và tạo ra một khung cảm xúc mà trong đó họ có thể truyền đạt thông điệp của mình qua đó làm nổi bật ảnh hưởng của thông điệp.

Các nhà thể nghiệm đương đại như Walton và Sagmeister có thể mâu thuẫn với nguyên tắc typography truyền thống, nhưng họ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc hội thoại thiết kế toàn cầu đang diễn ra bằng cách liên tục khám phá ra các phương tiện mới và độc đáo để thể hiện typography.

Lan tỏa khắp thế giới. Theo nghĩa đen.

Hoàn toàn trung thực, chữ không chỉ có thể dịch chuyển, nó còn có sức mạnh để chuyển dịch mọi thứ - và điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta đem di sản này tiến về phía trước và đưa nó vào ranh giới kỹ thuật số, đó chắc chắn là tương lai của chúng ta. Bằng cách học tập từ các ví dụ xuất sắc trong quá khứ, chúng ta có thể thách thức hiện trạng của nghệ thuật typography tầm thường và nhiếp ảnh có sẵn (trong kho hình ảnh) được đặt không đúng chỗ, và bắt đầu xúc tiến tất thảy mọi việc. Chúng ta không cần lúc nào cũng phải làm quá nhiều thứ (bản viết chỉn chu, sau hết là người bạn tốt nhất của bạn), và chắc chắn rằng mỗi lần ra tay chúng ta không nhất thiết phải sử dụng tất cả các công cụ trong ngăn kéo của mình.

Nhưng chúng ta cũng có thể liên tục tìm kiếm những cách thức mới để tăng thêm giá trị, miễn là chúng ta chắc chắn rằng typography của chúng ta không hề liên hệ với bất cứ điều gì khác hơn là thông điệp đã định. Đôi khi điều đó có nghĩa là việc sử dụng mạnh CSS, sử dụng đầy sáng tạo ánh mặt trời, hoặc thử nghiệm với kích thước và vị trí. Còn lại là những trường hợp khác - có lẽ là hầu hết các trường hợp - điều đó có nghĩa là hãy giữ cho mọi thứ thật đơn giản, để cho ngôn từ lên tiếng và để cho typography tự nó khẽ khàng tiến vào bối cảnh.

Bạn hãy nhớ rằng, mặc dù giờ đây có vô số các công cụ typography mà chúng ta có thể ngay lập tức sử dụng tùy ý thì chính chúng ta là chương mới nhất của lịch sử ngành nghề typography thủ công lâu đời - các nghệ nhân typography sắp xếp ký tự một cách cẩn thận bằng tay trong nhiều thế kỷ liền trước khi máy tính (hoặc thậm chí phototypesetting) xuất hiện. Chúng ta nên tôn trọng công việc khó khăn đã được xếp đặt đâu vào đó bởi những người đi trước. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách công nhận typography như là một phần thiết yếu trong công việc của mình (hãy là typography dành cho Web hoặc in ấn), hãy tìm hiểu về các nguyên tắc (đặc biệt là nếu bạn đang nhắm đến việc phá vỡ chúng) và hãy cân nhắc tất cả các yếu tố là những thứ tạo nên qua trình truyền thông thông tin tuyệt vời thông qua các hình chữ (letterforms).

Nếu ngay bây giờ bạn đang suy nghĩ như thế này: “nhưng mà sếp của tôi sẽ không bao giờ cho phép tôi làm những cái mà Sagmeister đã làm!” Bạn chớ có lo lắng, hầu hết các dự án đều không cho phép thử nghiệm typography. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể trau dồi kỹ năng của mình. Bạn có thể gặt hái được nhiều điều từ việc tự hào về những điều nho nhỏ, và đảm bảo rằng bạn sẽ có được đúng các chi tiết mình muốn. Nếu bản brief của bạn bức chế ở mức những hình ảnh không truyền được cảm hứng, bạn hãy đặt nỗ lực và niềm tự hào của bạn vào việc hoàn thiện phần typography đi kèm. Độ dài của dòng như thế có phải là đã thích hợp? Còn cỡ chữ, chiều cao của dòng và độ tương phản theo thứ bậc thì sao? Liệu kiểu chữ này có cộng hưởng những cảm xúc của thông điệp? Có lẽ nếu bạn thể hiện một cách đúng đắn dù chỉ là những thứ nhỏ nhặt, những cái lớn hơn sẽ xuất hiện dễ dàng hơn một khi dự án phù hợp bắt đầu vận hành theo cách của bạn.

Vì vậy hãy xắn tay áo lên, cân nhắc ý nghĩa của những ngôn từ mà bạn đang thiết lập và hãy tôn trọng hàng thế kỷ tiến hóa đằng sau con chữ mà bạn đang dùng - và cũng quan trọng không kém – tôn trọng ngành chế tác typography thủ công với tư cách là một phương tiện biểu hiện. Biện pháp tận cùng là sử dụng hình ảnh, nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng không phải lúc nào mình cũng phải sử dụng hình ảnh - typography tự bản thân nó cũng đã đầy đủ ý nghĩa rồi, ngay cả khi không có sự kỳ diệu quyến rũ của hiệu ứng word-art.
Nguồn:  Plygon






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét