Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Một số quan điểm sai lầm trong thiết kế


Dưới đây là một số quan điểm sai lầm hay gặp nhất:

1. Trong một số lĩnh vực, chất lượng quan trọng hơn thiết kế.

Trong mọi ngành nghề, chất lượng đã, đang, và sẽ luôn có một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở nhiều lĩnh vực, chất lượng mới chỉ là chiếc "vé vào cửa", giúp công ty gia nhập thị trường, chứ bản thân nó chưa đủ để giành thị phần và khách hàng trung thành về cho công ty.

Chúng ta vẫn thường cho rằng chất lượng và hình thức có thể thay thế cho nhau. Nhưng trên thực tế, thiết kế chính là một phương thức truyền đạt về chất lượng

2. Giá cả hợp lý quan trọng hơn thiết kế đẹp.

Đúng là một số thiết kế và nhãn hiệu có giá trị lớn hơn, song giữa giá cả và thiết kế không tồn tại một mối tương quan tuyệt đối nào.


Thiết kế tốt hiện diện với bất kỳ mức giá nào. Có thể dẫn ra đây một số công ty tiêu biểu như Target, IKEA và LEGO - đối tượng các công ty này nhắm tới đều là phân đoạn khách hàng quan tâm tới giá cả.

Có thể thấy xu hướng này ở danh sách 20 nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu, trong đó bao gồm cả các nhà bán lẻ cao cấp và những công ty cung cấp các sản phẩm/dịch vụ dễ tiếp cận hơn như Coca-Cola, McDonald's, Google và Gillette.

Quan trọng hơn, một số thiết kế thuộc hàng sáng tạo nhất hiện nay đã ra đời với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đại trà của người tiêu dùng.

Tata Nano, chiếc máy điện tim cầm tay giá rẻ của hãng GE, và chương trình sản xuất laptop giá rẻ cho trẻ em ở các nước đang phát triển chỉ là một số phản chứng tiêu biểu đối với các quan niệm về mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng, đồng thời tạo ra một trào lưu mới về thiết kế.

3. Ai cũng muốn có thiết kế tốt, nhưng phải ra mắt sản phẩm vào đúng thời hạn.

Theo định nghĩa, thiết kế là cả một quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, từ trước tới nay, các nhà thiết kế chỉ tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển sản phẩm - và họ vẫn thường xuyên phải sáng tạo ý tưởng mới dưới áp lực căng thẳng.

Hãy thử quan sát các công ty nổi tiếng với thiết kế đẹp hiện nay. Apple, P&G, Target, Amazon, LEGO cùng nhiều công ty khác đang ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ và tung ra sản phẩm mới với tần suất cao hơn các đối thủ khác.


Các nỗ lực về thiết kế không hề làm chậm lại quá trình ra mắt sản phẩm. Thủ phạm chính là thái độ lưỡng lự, không dứt khoát khi ra quyết định. Quá trình này có thể hiệu quả hơn nếu các công ty đưa vào áp dụng một bộ tiêu chí chung về thiết kế, giúp nhà quản lý có thể dựa vào đó để ra quyết định.

4. Thiết kế và thẩm mỹ là những vấn đề quá chủ quan trong khi khách hàng cần dữ liệu cụ thể để ra quyết định.

5. Quan trọng là sáng tạo ra sản phẩm/dịch vụ và tin tưởng vào các chuyên gia quảng cáo, chứ không phải thiết kế.


Theo vnr500.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét