Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Làm thế nào để trở thành một designer giỏi


(Hoalan Studies)


Nhiều người vẫn hình dung thiết kế đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo.
Đây được coi là một nghề thời thượng với mức thu nhập mơ ước vì nhu cầu của thị trường vẫn rất "khát".
Cái "Tôi" quá lớn
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác và đầy đủ về nghề TK đồ họa - công việc được dân trong ngành gọi vui là nghề của “Picasso” trong lĩnh vực số. Có thể tạm hiểu TK đồ họa là việc sử dụng máy tính để TK những sản phẩm (SP) liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật, phim ảnh…

Ngành TK đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi. Do đó, nhà TK rất dễ dàng tìm công cụ, phần mềm khác nhau để hoàn thành công việc của mình. Những người sử dụng các công cụ số hóa để viết, TK SP trên máy tính được gọi là chuyên gia TK đồ họa (designer). Designer hoạt động khá đa dạng: TK logo, quảng cáo, tạo mẫu bìa tạp chí, web, làm kỹ xảo điện ảnh, phục hồi ảnh cũ… Họ sử dụng rất phong phú chất liệu, từ tranh ảnh, hoạt hình, video, âm nhạc, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh… Các SP do đó cũng rất đa dạng: clip, website, mẫu bìa tạp chí, áp phích, đoạn trailer (video clip quảng cáo)…

“Tôi có thời gian và kinh nghiệm làm việc với nhiều chuyên viên TK đồ họa. Nhiều bạn rất khá nhưng cái tôi lại quá lớn. Điều mà các doanh nghiệp như chúng tôi cần là những SP phù hợp với yêu cầu, văn hóa của công ty, cũng thu hút thị hiếu của khách hàng. Nhiều bạn lại để cái tôi hay cái gu thẩm mỹ của mình vào SP mà không để ý đến việc mình đang TK cho ai, cho đối tượng nào. Để thành công trong môi trường doanh nghiệp, tôi cho rằng các bạn nên biết dung hòa giữa tác phẩm nghệ thuật và yêu cầu thực tế của khách hàng”, bà Nguyễn Trà My - phụ trách truyền thông và thương hiệu của website loveme.vn nói.
Chưa có phong cách riêng
Nhiều người vẫn hình dung TK đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo. Quả thật, cũng có nhiều designer tài năng được săn đón và trọng dụng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào và bất cứ họa sĩ số hóa nào cũng thành công. Nhu cầu nhân lực của ngành đồ họa trong nước rất lớn nhưng tính chuyên nghiệp thì vẫn là một câu chuyện dài.

Ông Trần Trọng Hưng, chuyên viên TK đồ họa của Viettel Telecom nhận xét “TK đồ họa ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa thực sự tạo nên những dấu ấn hay phong cách riêng. So với Trung Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia khác thì bản sắc trong những tác phẩm của họ được thể hiện rất rõ ràng và tiêu biểu chứ không mang tính lắp ghép hay áp dụng công nghệ “copy – paste” (sao chép) như Việt Nam”.

Theo ông Hưng, ngành đồ họa Việt Nam mới thực sự phát triển từ năm 2000. Đến nay, ngành đồ họa trong nước vẫn còn non trẻ và đang trong hành trình đi tìm phong cách riêng.

Đồng tình với ông Hưng, ông Nguyễn Quang Nam, trưởng nhóm TK trailer của Bluesea Media JSC bổ sung: “Những SP được quảng bá truyền thông hay hình ảnh ở Việt Nam còn non yếu, thiếu sáng tạo. Theo tôi, chỉ 30% mẫu được xây dựng ý tưởng và sản xuất ở Việt Nam, còn 70% là từ nước ngoài”.

Theo kinh nghiệm của ông Hưng, phần lớn tư liệu phục vụ TK đồ họa tại Việt Nam là từ nước ngoài. Điều đó gây khó khăn nhưng cũng là thuận lợi để người làm tự do sáng tạo, xây dựng phong cách riêng. Những năm gần đây, khách hàng (KH) và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, yêu cầu SP có chất lượng cao hơn. Điều này bắt buộc designer phải liên tục làm mới mình, tăng sức sáng tạo và tìm tòi những ý tưởng mới.

Tâm lý chung người ngành TK đều muốn mình sẽ tạo được SP độc đáo, tính thẩm mỹ cao... Tuy nhiên trên thực tế, khi đi làm lại bị gò bó bởi ý tưởng và yêu cầu của KH nên dần cảm thấy chán, chai lỳ sức sáng tạo. Đây là vấn đề và cũng là mâu thuẫn mà nhiều chuyên gia TK gặp phải.
Không phải lúc nào trong đầu cũng đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Hoặc khi có ý tưởng sáng tạo thì KH lại không hiểu hoặc không hài lòng. Nhiều khi khái niệm “đẹp, sáng tạo” giữa KH và chuyên gia TK “vênh” nhau và thường KH là người quyết định.

Tuy nhiên, ông Quang Nam vẫn tin vào sự phát triển của ngành đồ họa trong nước. Khi nhu cầu ngành quảng cáo, truyền thông bằng hình ảnh ngày càng cao, năng lực cảm nhận của KH, của công chúng cũng ngày càng cải thiện.

Muốn thành designer giỏi - phải làm gì?

Thành thạo các phần mềm, công cụ chuyên ngành:


Muốn theo đuổi ngành TK đồ họa, các nhà TK bắt buộc phải am hiểu các phần mềm TK đồ họa chuyên nghiệp như Corel Draw, Photoshop, Illustrator, QuarkXpress, MacroMedia Flash, Ulead Studio… Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong TK web như: htm, html, xlm, css, FontPage, Dreamwaver… Bên cạnh các công cụ phần mềm trên, hiểu biết về quy trình sản xuất (chế bản và in ấn, trailer, TVC…) là một lợi thế. Đây là những kiến thức chuyên ngành mà designer nào cũng cần và nên trang bị cho mình.

Ý tưởng sáng tạo có thể chiếm tới 60% thành công của tác phẩm. 40% còn lại ở kỹ năng, năng lực sử dụng và kết hợp các công cụ, phần mềm khác nhau.

Có kiến thức thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu


Các doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển thương hiệu. Các công ty có xu hướng sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu riêng. Người góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nên cái riêng để công chúng nhận diện thương hiệu của một công ty chẳng ai khác chính là các chuyên viên TK. Kiến thức về thương hiệu, TK bộ nhận diện thương hiệu là một lợi thế để designer trở thành đối tượng được “săn đón” của nhà tuyển dụng.

Năng khiếu, sáng tạo và không ngừng học hỏi


Đây là điều không thể thiếu của designer chuyên nghiệp. Phần mềm có thể học nhưng khả năng hội họa thì khó học và vận dụng. Năng khiếu đóng vai trò quan trọng. Đó chính là sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình khối, tư duy biểu tượng, giàu cảm xúc, có vốn hiểu biết về văn hóa… Bạn còn phải là người luôn sáng tạo, luôn đi tìm sự mới mẻ, không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức/xu hướng mới/phong cách mới… Có vậy, tác phẩm của bạn làm ra mới hấp dẫn được nhiều người.

Năng lực làm việc độc lập và theo nhóm

Designer thường làm việc độc lập. Công ty nhỏ có thể chỉ cần một designer. Các công ty lớn hoặc trong nhiều dự án có thể có nhóm TK và bạn sẽ phải làm việc với nhiều người khác cũng như các bộ phận có liên quan như người viết ý tưởng (copywriter), bộ phận quảng cáo, bộ phận marketing, nhà in…

Học TK đồ họa ở đâu?


Hiện nay, cái nôi của đồ hoạ hay mỹ thuật ứng dụng vẫn là trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội,  Khoa Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Kiến trúc Hà Nội)  và một số cơ sở khác như Khoa Tạo dáng – Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM, ĐH Mỹ thuật Đồng Nai…
Đây là những nơi đào tạo bài bản, yêu cầu thi năng khiếu đầu vào. Ngoài ra, còn các trung tâm đào tạo ngắn hạn như Arena của FPT,Aprotrain Arena... Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, đồng nghiệp, học từ các nguồn khác nhau như Internet, sách báo, tạp chí, diễn đàn… đều là những cách nên thực hiện.
Nhiều người vẫn hình dung thiết kế đồ họa là nghề thời thượng có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo.
Theo PC World VN

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Những ĐIều Đáng Sợ Trong Thiết Kế Đồ Hoạ - 5 Sai Lầm Khủng Khiếp


     Không hoàn hảo là một phần trong mỗi con người. Một ý tưởng hay một concept có thể hoàn mỹ, nhưng trong quá trình thực hiện sẽ luôn mắc phải những sai lầm. Tương tự như trường hợp của các graphic designer, những người phấn đấu cho sự hoàn hảo nhưng hiếm khi đạt được điều đó trong những nỗ lực của mình. Nhưng sự thật là…nếu bạn không phạm sai lầm, làm thế nào bạn rút kinh nghiệm? Oscar Wilde từng nói: “Kinh nghiệm là tên của những điều được sinh ra từ sai lầm của bạn”. Đặc biệt khi bạn bắt đầu như một newbie designer, sự sợ hãi trong thiết kế đồ họa là vô số. Nhưng như bạn trưởng thành trên một cánh đồng và trải qua cuộc sống thực tế, bạn học hỏi từ sai lầm của chính bản thân. Dưới đây là một cái nhìn về những sai lầm phổ biến mà các Designer hay mắc phải:

1. Chệch khỏi mục tiêu

Bạn phải xem một trang web được trình bày vô cùng bắt mắt nhưng không tập trung và tạo được sự nổi bật cho sản phẩm và dịch vụ mà nó bán. Bỏ qua chuyện nó xuất hiện ấn tượng tuyệt vời như thế nào, nó sẽ chệch quan điểm ngay từ đầu nếu nó không thực tế. Ngay cả trong phát triển hệ thống nhận dạng thương hiệu, có một số mẫu thiết kế logo nổi bật từ bên ngoài, nhưng không đạt yêu cầu của khách hàng vì thiếu chất lượng. Hãy xem xét hệ thống nhận dạng được thiết kế cho Burnley City dưới đây.  Đầu tiên bạn có thể vô cùng choáng với sự sặc sỡ ở vẻ ngoài của logo này, nhưng thiếu đi ý nghĩ đặc biệt bên trong, nó chệch khỏi mục tiêu cốt lõi.

2. Sáng tạo liều lĩnh

“Sự quá mức thường gây ra phản ứng ngược.” Đây là lời của triết gia vĩ đại Plato về việc lạm dụng mọi thứ một cách quá mức. Bạn cũng từng xem qua các thiết kế khác nhau và những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ đầy sáng tạo, nhưng lại không hiệu quả. Đó là vì nó biến mọi thứ thành một mớ hỗn độn. Tương tự trong trường hợp của việc sáng tạo. Đôi khi, các Graphic Designer gây ra sai lầm trong việc quá nuông chiều sự sáng tạo liều lĩnh của bản thân. Trong quá trình trình bày, họ thêm vào nhiều yếu tố và làm hỏng vẻ đẹp của thiết kế. Cho dù bạn làm điều đó để giải thích mục đích cốt lõi trong thiết kế của mình, nó vẫn sẽ tạo sự nhầm lẫn và gây khó chịu cho người xem.

3. Làm để thỏa mãn sở thích cá nhân


Nếu bạn nghĩ rằng tác phẩm của mình cần nhìn đẹp trong Portfolio hơn là làm vì khách hàng, đã đến lúc suy nghĩ lại. Những dạng Designer-Ích-Kỉ hiếm khi nào làm tác động đến khách hàng của họ mà không kéo dài công việc. Khi bạn thiết kế chỉ vì mục đích xây dựng Portfolio của mình, bạn sẽ lạc hoàn toàn khỏi việc làm đúng ý kiến khách hàng đề ra. Bạn không thể hy sinh mục tiêu kinh doanh thành công của khách hàng để đổi lấy sự ấn tượng cho PortfolioThiết Kế Đồ Họa của bạn.

4. Quá phụ thuộc vào cảm hứng

Trong đa số nỗ lực thiết kế đồ họa, các Designer thường xuyên tìm kiếm cảm hứng để lên ý tưởng. Điều này có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của các nguồn tài nguyên trên mạng, những tập sách thiết kế hoặc thảo luận với những người trong cộng đồng sáng tạo.  Đôi khi, các Designer bị mâu thuẫn từ chính các ý tưởng của mình do tiếp xúc với quá nhiều nguồn ý kiến khác nhau. Điều này xảy ra khi bạn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cảm hứng để lên ý tưởng hơn là sử dụng bản năng sáng tạo của mình. Nó cũng làm suy giảm tính độc đáo và khả năng làm việc độc lập của bạn.  Máy bơm chữa cháy

5. Bị công khai phản hồi tiêu cực

Công việc của một Graphic Designer là tiếp nhận ý kiến của khách hàng và từ đó xây dựng thành một hình ảnh có ý nghĩa. Điều đó sẽ được hoàn thiện khi bạn theo đúng chính xác những ý kiến tóm tắt về thiết kế mong muốn của khách hàng. Một trong những nỗi sợ lớn nhất của Designer là nhận những phản hồi tiêu cực công khai đối với thiết kế của mình. Xem xét logo của Olympics London 2012 . Được thiết kế bởi Wolff Olins, logo này gân chú ý cho toàn thế giới bởi các sai lầm trầm trọng. Vì các tài liệu tham khảo của nó không phù hợp với sự cấm kỵ của một số đối tượng, thiết kế này đã nhận được nhiều chỉ trích trên blogosphere.
Không có nghề nghiệp nào trên thế giới tránh được rủi ro và lo lắng về sự thất bại. Bạn phải sẵn sàng để đối mặt với các cú sốc và thất bại theo cách của mình. Thay vì khóc như trẻ con làm đổ sữa, bạn nên rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình và chuẩn bị cho các thách thức trong tương lai.

Hòa Trần dịch theo Graphicdesignblog | RGB.vn

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Một số quan điểm sai lầm trong thiết kế


Dưới đây là một số quan điểm sai lầm hay gặp nhất:

1. Trong một số lĩnh vực, chất lượng quan trọng hơn thiết kế.

Trong mọi ngành nghề, chất lượng đã, đang, và sẽ luôn có một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở nhiều lĩnh vực, chất lượng mới chỉ là chiếc "vé vào cửa", giúp công ty gia nhập thị trường, chứ bản thân nó chưa đủ để giành thị phần và khách hàng trung thành về cho công ty.

Chúng ta vẫn thường cho rằng chất lượng và hình thức có thể thay thế cho nhau. Nhưng trên thực tế, thiết kế chính là một phương thức truyền đạt về chất lượng

2. Giá cả hợp lý quan trọng hơn thiết kế đẹp.

Đúng là một số thiết kế và nhãn hiệu có giá trị lớn hơn, song giữa giá cả và thiết kế không tồn tại một mối tương quan tuyệt đối nào.


Thiết kế tốt hiện diện với bất kỳ mức giá nào. Có thể dẫn ra đây một số công ty tiêu biểu như Target, IKEA và LEGO - đối tượng các công ty này nhắm tới đều là phân đoạn khách hàng quan tâm tới giá cả.

Có thể thấy xu hướng này ở danh sách 20 nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu, trong đó bao gồm cả các nhà bán lẻ cao cấp và những công ty cung cấp các sản phẩm/dịch vụ dễ tiếp cận hơn như Coca-Cola, McDonald's, Google và Gillette.

Quan trọng hơn, một số thiết kế thuộc hàng sáng tạo nhất hiện nay đã ra đời với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đại trà của người tiêu dùng.

Tata Nano, chiếc máy điện tim cầm tay giá rẻ của hãng GE, và chương trình sản xuất laptop giá rẻ cho trẻ em ở các nước đang phát triển chỉ là một số phản chứng tiêu biểu đối với các quan niệm về mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng, đồng thời tạo ra một trào lưu mới về thiết kế.

3. Ai cũng muốn có thiết kế tốt, nhưng phải ra mắt sản phẩm vào đúng thời hạn.

Theo định nghĩa, thiết kế là cả một quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, từ trước tới nay, các nhà thiết kế chỉ tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển sản phẩm - và họ vẫn thường xuyên phải sáng tạo ý tưởng mới dưới áp lực căng thẳng.

Hãy thử quan sát các công ty nổi tiếng với thiết kế đẹp hiện nay. Apple, P&G, Target, Amazon, LEGO cùng nhiều công ty khác đang ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ và tung ra sản phẩm mới với tần suất cao hơn các đối thủ khác.


Các nỗ lực về thiết kế không hề làm chậm lại quá trình ra mắt sản phẩm. Thủ phạm chính là thái độ lưỡng lự, không dứt khoát khi ra quyết định. Quá trình này có thể hiệu quả hơn nếu các công ty đưa vào áp dụng một bộ tiêu chí chung về thiết kế, giúp nhà quản lý có thể dựa vào đó để ra quyết định.

4. Thiết kế và thẩm mỹ là những vấn đề quá chủ quan trong khi khách hàng cần dữ liệu cụ thể để ra quyết định.

5. Quan trọng là sáng tạo ra sản phẩm/dịch vụ và tin tưởng vào các chuyên gia quảng cáo, chứ không phải thiết kế.


Theo vnr500.vn